Hình ảnh sa tử cung khi mang thai
-
Cập nhật lần cuối: 03-07-2025 17:12:17
-
Hiện tượng sa tử cung khi mang thai là vấn đề mà bất kỳ mẹ bầu nào cũng lo lắng, mặc dù hiếm gặp nhưng căn bệnh này để lại nhiều biến chứng nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến hiện tượng này như sinh con nhiều lần với khoảng cách ngắn, chế độ dinh dưỡng kém, sinh hoạt hàng ngày không khoa học,...Việc trang bị đầy đủ kiến thức về hình ảnh sa tử cung khi mang thai sẽ là cách tốt nhất để bảo vệ sức khoẻ mẹ và bé trong mọi trường hợp khi xảy đến một cách bất ngờ. Cùng tham khảo thông tin về hiện tượng sa tử cung khi mang thai được bác sĩ chuyên khoa tại phòng khám đa khoa Hưng Thịnh chia sẻ dưới đây.
Thông tin về hiện tượng sa tử cung khi mang thai là gì?
Khái niệm
Sa tử cung khi mang thai hoặc sa âm đạo thai kỳ là hiện tượng xảy ra khi tử cung tụt xuống âm đạo, đôi khi tụt hẳn ra ngoài âm đạo do cơ dây chằng bị kéo căng, giãn và suy yếu không thể nâng đỡ tử cung.
Từ hình ảnh sa tử cung khi mang thai, có thể biết được thời điểm trong thai kỳ dễ bị da tử cung khi:
-
Từ tuần thứ 6 - 12 khi mang thai
-
Sau tuần thứ 20 và trước thời gian dự kiến sinh
-
Giai đoạn cuối thai kỳ, khi thai nhi phát triển to hoặc lớn hơn bình thường.
Phân loại
Hiện tượng sa tử cung khi mang thai được chia thành hai loại chính:
-
Sa tử cung không hoàn toàn: Đây là khi một phần của tử cung tiến vào trong âm đạo nhưng không ra ngoài hẳn âm đạo
-
Sa tử cung hoàn toàn: Đây là tình trạng tử cung di chuyển xa vị trí ban đầu khiến một phần của bộ phận này xuất hiện bên ngoài âm đạo.
Giai đoạn
Dựa vào hình ảnh sa tử cung khi mang thai, tình trạng phát triển của bệnh được chia thành 4 mức độ như sau:
-
Giai đoạn I: Tử cung đang nằm ở nửa trên âm đạo
-
Giai đoạn II: Tử cung dần hạ xuống đến lỗ âm đạo hoặc thập thò ở cửa âm đạo khoảng 1cm trở vào trong
-
Giai đoạn III: Tử cung dần trượt xuống và nhô ra phía ngoài âm đạo nhưng khoảng cách từ khối sa đến mép màng trinh chưa dài hết chiều dài âm đạo
-
Giai đoạn IV: Đây là giai đoạn nặng và rất nguy hiểm khi toàn bộ tử cung sa hẳn ra ngoài âm đạo, thậm chí dài hết chiều dài âm đạo.
Tình trạng sa tử cung khi mang thai vô cùng nguy hiểm với sức khoẻ nữ giới, vì có khả năng sẽ ảnh hưởng đến tử cung bị viêm nhiễm, và phải cắt bỏ tử cung khi không có khả năng tự co lên.
Thông tin nguyên nhân gây hiện tượng sa tử cung khi mang thai
Theo các chuyên gia Sản phụ khoa cho biết nguyên nhân gây ra hiện tượng sa tử cung khi mang thai thường là do thai nhi quá lớn hoặc mẹ bầu bầu đa thai khiến cổ tử cung bị sa xuống.
Hoặc do thai phụ đã từng sinh nở nhiều lần trước đó và khoảng cách giữa các lần sinh ngắn, khiến tử cung chưa kịp phục hồi hoặc đã từng nạo phá thai nhiều lần cũng ảnh hưởng nhiều đến cổ tử cung,..
Hoặc phụ nữ có tiền sử mắc rối loạn chức năng sàn chậu, chấn thương sàn chậu thì cũng có thể xuất hiện hình ảnh sa tử cung khi mang thai. Do sự thay đổi sinh lý trong thai kỳ khiến các cấu trúc nâng đỡ của vùng chậu yếu đi, và hai nồng độ hormone cortisol, progesterone tăng cao làm giãn các dây chằng treo tử cung cũng là nguyên nhân gây sa tử cung trong thai kỳ.
Thực tế với những người chưa mang thai lần nào thì tình trạng sa tử cung khi mang thai hiếm khi xảy ra. Các yếu tố nguy cơ ở nữ giới thường gặp như người có hệ thống nâng đỡ yếu bẩm sinh, áp lực lên ổ bụng, u vùng chậu cao, người béo phì, nữ giới mang thai khi đã nhiều tuổi,...
Ngoài ra cũng có thể do một số lý do ít gặp hơn như:
-
Do di truyền trong gia đình có người từ điều trị các vấn đề liên quan đế tử cung
-
Nhiễm trùng: nếu mẹ bầu bị nhiễm trùng âm đạo, viêm nhiễm tử cung thì tỷ lệ sa tử cung khi mang thai sẽ cao hơn
-
Do mẹ bầu uống nhiều chất kích thích, rượu, thuốc lá,...sẽ gây hại vô cùng cho sức khỏe của mẹ và thai nhi
-
Mẹ bầu căng thẳng, lo lắng quá, hoặc chăm sóc sai trong thời kỳ mang thai.
Thông tin dấu hiệu sa tử cung khi mang thai
Dấu hiệu sa tử cung khi mang thai có thể xuất hiện những triệu chứng dưới đây, mọi người cần chú ý, nếu phát hiện ra cần nhanh chóng đến thăm khám bác sĩ để có hướng giải quyết kịp thời.
-
Ở giai đoạn đầu dấu hiệu sa tử cung khi mang thai chưa quá rõ ràng, thai nhi lúc này còn nhỏ, thai phụ sẽ có cảm giác nặng tức phần bụng và đồng thời âm hộ, âm đạo cũng có cảm giác tương tự, kèm theo đó có thể là đau lưng thường xuyên. Có thể thấy dấu hiệu sa tử cung ban đầu gần giống với những biểu hiện thường gặp ở phụ nữ mới mang thai nên thường dễ nhầm lẫn, và khó phát hiện.
-
Ở giai đoạn nặng: Lúc này kích thước và trọng lượng của thai nhi đã tăng, mức độ nghiêm trọng của bệnh sẽ biểu hiện rõ như: mẹ bầu khó khăn trong việc đi đại tiện, cảm giác rất mót tiểu nhưng không đi được, hay cảm giác có gì đó sắp rơi ra khỏi âm đạo. Nghiêm trọng hơn dấu hiệu sa tử cung khi mang thai xuất huyết âm đạo bất thường hay tự nhiên mất cảm giác tồn tại thai nhi trong bụng,...Với những biểu hiện này cảnh báo tình trạng bệnh đã rất nguy hiểm cần đến bệnh viện, phòng khám uy tín chất lượng để điều trị kịp thời.
Dựa vào những dấu hiệu sa tử cung khi mang thai trên, mọi người sẽ sớm nhận biết có hướng xử lý kịp thời đảm bảo sức khoẻ cho mẹ và bé.
Biến chứng nguy hiểm của hình ảnh sa tử cung khi mang thai
Những triệu chứng, dấu hiệu sa tử cung khi mang thai có thể gây nguy hiểm đến sức khoẻ của mẹ và sự phát triển của bé, cụ thể như:
-
Đối với thai nhi: Dấu hiệu sa tử cung khi mang thai ở mẹ sẽ làm tăng nguy cơ dọa sảy thai, sinh non, thậm chí nếu không phát hiện kịp thời có thể dẫn đến nguy cơ thai chết lưu trong bụng.
-
Đối với mẹ bầu: Các biến chứng nội khoa thường gặp như không có khả năng giãn nở hoàn toàn cổ tử cung, có thể rách cổ tử cung, chuyển dạ ngưng tiến triển, hướng cổ tử cung không thuận lợi để sinh thường. Hoặc ảnh hưởng đến sức khoẻ mẹ như gây nhiễm trùng tiểu, bị táo bón, bệnh trĩ, sảy thai, sinh non, thai chết lưu. Còn sau khi sinh nguy cơ cao mắc nhiễm trùng hậu sản và xuất huyết.
Thông tin phương pháp điều trị hình ảnh sa tử cung khi mang thai hiệu quả
Chẩn đoán bệnh
Trước khi tiến hành điều trị bất kỳ bệnh nào, bác sĩ sẽ cần thăm khám ban đầu và chẩn đoán tình trạng bệnh. Như vậy để chẩn đoán sa tử cung khi mang thai bác sĩ sẽ kiểm tra bộ phận âm đạo và tử cung. Trong quá trình khám vùng chậu bác sĩ có thể yêu cầu mẹ bầu rặn như đi quá trình đi vệ sinh, kiểm tra sức mạnh của cơ sàn qua hoạt động co mạnh yếu và thả lỏng cơ,...
Điều trị bệnh
Tuỳ thuộc vào tình trạng, dấu hiệu sa tử cung khi mang thai mà bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp với từng trường hợp bệnh. Trong quá trình điều trị, mẹ bầu cần lưu ý đến những điều sau để quá trình diễn ra thuận lợi hơn:
-
Vệ sinh vùng kín sạch sẽ trước và nằm ở tư thế thoải mái nhất, nên thay đổi tư thế sau khoảng 2 tiếng, tránh nằm lâu gây ứ trệ tuần hoàn, có thể gây xây xẩm, choáng váng, ngất,...
-
Sử dụng vòng nâng đỡ cổ tử cung chuyên dụng đặt trong âm đạo có thể được xem là biện pháp hiệu quả, an toàn, không xâm lấn và không chảy máu
-
Luyện tập các bài tập mà bác sĩ hướng dẫn, không nên bỏ qua bất cứ buổi tập nào ngay cả sau khi sinh con cũng nên tập để các chức năng vùng sàn chậu sớm phục hồi. Nếu cảm thấy luyện tập chưa đúng hoặc có thắc mắc gì về bài tập cần liên hệ ngay đến bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn kỹ lưỡng.
-
Tránh vận động mạnh, không đứng hoặc ngồi xổm quá lâu để không tạo áp lực lên vùng bụng
-
Khi có dấu hiệu sa tử cung khi mang thai, cần theo dõi chặt chẽ để không làm nặng hơn tình trạng sa âm đạo, trong quá trình sinh thường nếu quá trình chuyển dạ kéo dài lâu, cổ tử cung mở chậm thì bác sĩ cần chỉ định mổ lấy thai nhi ra ngoài ngay.
-
Chú ý đến chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để đảm bảo sức khoẻ cho cả hai mẹ con, tuy nhiên không nên ăn quá nhiều chất sẽ gây tăng cân nhanh, ảnh hưởng đến sức khoẻ và sự phát triển của mẹ và bé.
Địa chỉ thăm khám
Xuất hiện những dấu hiệu sa tử cung khi mang thai, mẹ bầu cần hết sức lưu ý lựa chọn đến những địa chỉ chuyên khoa uy tín, chất lượng để đảm bảo an toàn và hiệu quả. Một địa chỉ chuyên Sản phụ khoa nổi tiếng, được đánh giá cao trên địa bàn Hà Nội đó là phòng khám đa khoa Hưng Thịnh tọa lạc tại số 380 Xã Đàn, quận Đống Đa, Hà Nội.
Phòng khám quy tụ đội ngũ bác sĩ chuyên Sản khoa từng công tác tại các bệnh viện trọng điểm, kinh nghiệm phong phú, và có giấy phép hành nghề rõ ràng. Hệ thống cơ sở hạ tầng đầy đủ phòng ban, thiết bị y tế dùng trong khám và điều trị bệnh. Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh luôn cố gắng mang đến chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ thai sản toàn diện, chuyên nghiệp, quy trình điều trị bệnh được xây dựng riêng cho mỗi bệnh nhân, đảm bảo hiệu quả chất lượng tốt.
Chị em có thể liên hệ tư vấn giải đáp bởi bác sĩ tại phòng khám Hưng Thịnh hoàn toàn miễn phí qua hotline tổng đài hoặc nhắn tin trên các nền tảng mạng xã hội như website, fanpage, zalo,...
Biện pháp phòng ngừa hình ảnh sa tử cung khi mang thai
Để phòng tránh các dấu hiệu sa tử cung khi mang thai chị em có thể tham khảo ngay một số biện phòng tránh dưới đây:
-
Trước khi có kế hoạch mang thai, chị em nên đi khám sức khoẻ tổng thể trước, thực hiện tiêm các loại vắc xin cần thiết như vắc xin phòng bệnh rubella, vắc xin ngừa ung thư cổ tử cung,...bởi vì nếu trong quá trình mang thai mắc bệnh thì cấu trúc sàn chậu nâng đỡ cũng sẽ yếu dần đi.
-
Đi khám thai định kỳ theo lịch hẹn của bác sĩ để theo dõi sức khoẻ của mẹ và sự phát triển của bé thường xuyên, nếu có điều gì bất thường hay thay đổi cơ thể thì bác sĩ có thể kịp thời phát hiện và xử lý ngay.
-
Trong thời gian mang thai và hậu sản, mẹ bầu nên hạn chế làm các công việc nặng, quá sức, tác động ảnh hưởng đến vùng chậu
-
Mẹ bầu từng mang thai nhiều lần nên đến các cơ sở y khoa uy tín để được bác sĩ theo dõi chặt chẽ
-
Không tự ý hoặc lạm dụng thuốc khi chưa có chỉ định hướng dẫn của bác sĩ
-
Thực hiện các bài tập nhẹ nhàng vừa thoải mái cơ thể, vừa giữ dáng, duy trì cân nặng lý tưởng
-
Chế độ ăn uống đầy đủ, uống đủ nước, bổ sung vitamin cần thiết, ăn nhiều chất xơ để không bị táo bón, tránh đồ ăn nhanh, chế biến sẵn ảnh hưởng đến sức khoẻ.
Hình ảnh sa tử cung khi mang thai là tình trạng rối loạn vùng chậu hiếm gặp nhưng lại rất nguy hiểm đến sức khoẻ của mẹ và bé. Vì thế hãy liên hệ ngay đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín khi gặp những dấu hiệu sa tử cung khi mang thai hoặc cảm thấy lo lắng trong thai kỳ, để các bác sĩ có thể kiểm tra và tư vấn hướng điều trị phù hợp.