Có thai thì có kinh nguyệt không

Lượt xem: 468

Câu hỏi nếu có thai thì có kinh nguyệt không, có thai nhưng vẫn có kinh liệu có thể xảy ra được không tưởng chừng rất dễ trả lời nhưng thực tế lại khiến cho nhiều chị em nữ giới cảm thấy băn khoăn. Trễ kinh, mất kinh luôn là một trong những dấu hiệu mang thai sớm nhất, và chúng ta đều biết rằng khi đã có bầu thì việc xuất hiện kinh nguyệt sẽ không thể xảy ra. Tuy nhiên, có trường hợp chia sẻ rằng họ vẫn thấy “đèn đỏ” mặc dù kiểm tra bằng que thử thai đã hiện 2 vạch. Vậy thực hư điều này ra sao, mới có thai thì có kinh nguyệt không? Những chia sẻ sau đây từ chuyên gia sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề này.

Khi có thai thì có kinh nguyệt không?

Chuyên gia giải đáp thông tin, khi trứng được thụ tinh cùng với tinh trùng để tạo thành hợp tử thì sau đó hợp tử sẽ về buồng tử cung bắt đầu “làm tổ”. Thời điểm này lớp niêm mạc của thành tử cung dày lên giúp phôi thai có môi trường thuận lợi để phát triển và được bảo vệ trong cả thai kỳ của mẹ bầu sau đó.

Bởi vậy sau khi có thai thì có kinh nguyệt không, câu trả lời cho bạn là Không. Kinh nguyệt hình thành khi lớp nội mạc tử cung bong ra nếu không có sự thụ tinh, rồi đào thải ra ngoài cùng máu, dịch nhầy thông qua đường âm đạo. Thế nhưng khi bạn đã mang thai thì lớp niêm mạc không còn bị bong tróc nữa, điều này cũng giải thích tại sao chậm kinh luôn là một trong số những dấu hiệu có thai sớm mà chị em phụ nữ nhận thấy.

Tuy nhiên, không ít người thắc mắc nếu có thai thì có kinh nguyệt không trong trường hợp gặp phải tình trạng dù đã mang bầu mà vẫn ra máu giống như ngày “đèn đỏ”. Theo những chia sẻ từ bác sĩ chuyên khoa, hiện tượng này có thể xuất phát từ những vấn đề như:

Có thai thì có kinh nguyệt không

  • Nữ giới bị nhầm giữa máu báo thai và kinh nguyệt

Mới có thai thì có kinh nguyệt không là Không, nếu bạn thấy có một chút máu màu hồng nhạt hoặc đỏ tươi (tối đa 2 ngày), không có kèm theo dịch nhầy và thường không mùi thì đây được gọi là máu báo có thai, xuất hiện do quá trình làm tổ của hợp tử ở tử cung. Trong khi đó máu kinh nguyệt lại thường có màu đỏ sẫm hay đỏ nâu, mùi đặc trưng, có thể lẫn cả niêm mạc tử cung và dịch nhầy, kéo dài khoảng 3 - 7 ngày tùy mỗi người.

  • Thời điểm thụ thai trùng khớp thời gian của kỳ “nguyệt san”

Thực tế, một vài trường hợp khi mang thai nhưng vẫn thấy ra máu âm đạo như kinh nguyệt là do thời gian mà bạn thụ thai trùng với thời điểm kinh nguyệt. Túi thai lúc này vẫn còn kích thước rất nhỏ, chưa thể chiếm diện tích toàn bộ tử cung nên vẫn có một khoảng trống ở giữa lớp nội mạc tử cung và túi ối. Tùy thuộc từng trường hợp cụ thể mà niêm mạc tử cung bong ra gây chảy máu nhiều hay ít, thời gian dài hoặc ngắn. Hiện tượng này nếu có thì chỉ xảy ra trong khoảng thời gian đầu của thai kỳ cho đến khi kích thước túi ối đã lớn.

  • Sảy thai hoặc mang thai ngoài tử cung

Sau khi có thai thì có kinh nguyệt không, chị em nữ giới sẽ không còn xuất hiện hành kinh nếu như đã mang bầu. Do đó, bạn không được chủ quan với tình trạng ra máu ở những tháng đầu tiên mang thai bởi đây có khả năng là triệu chứng cảnh báo của các vấn đề bất thường như dọa sảy thai, sảy thai hoặc thai ngoài tử cung.

Nguyên nhân gây ra sự nhầm lẫn có thai vẫn có kinh nguyệt

Tại sao mang thai nhưng vẫn có kinh nguyệt hay nguyên nhân chảy máu âm đạo ở phụ nữ mang thai là do đâu? Dưới đây là tổng hợp những nguyên nhân có thể xảy ra khiến chị em phụ nữ lầm tưởng rằng mình có thai nhưng vẫn có kinh nguyệt, cụ thể:

1. Trường hợp 3 tháng đầu tiên trong thai kỳ (tam cá nguyệt thứ nhất)

Như chúng tôi đã đề cập đến, hiện tượng chảy máu nhẹ (đôi khi chỉ là vài đốm máu nhỏ dính trên quần lót) là dấu hiệu khá phổ biến cho thấy thai đã làm tổ thành công, hợp tử bám vào lớp nội mạc thành tử cung làm bong tróc một ít dẫn tới chảy máu. Bên cạnh đó, triệu chứng ra máu từ âm đạo bất thường trong 3 tháng đầu của thai kỳ khiến mẹ bầu băn khoăn nếu có thai thì có kinh nguyệt không có thể kể đến như dưới đây:

  • Sảy thai: Mất thai một cách tự nhiên trước tuần 20 của thai kỳ với biểu hiện thường gặp nhất là chảy máu âm đạo. Ngoài ra, nữ giới còn có khả năng bị đau bụng dưới, vùng kín tiết chất dịch nhờn, chuột rút, không còn thấy các dấu hiệu mang thai khác (mệt mỏi, đau đầu, đau ngực, ốm nghén…).

  • Viêm nhiễm vùng kín: Viêm nhiễm cơ quan sinh dục trong 3 tháng đầu mang thai rất dễ xảy ra do nội tiết tố thay đổi đột ngột, môi trường âm đạo mất cân bằng khiến vi khuẩn có hại dễ tấn công, phát triển. Đây cũng là một nguyên nhân ra máu khi mang thai khiến một số người lầm tưởng có thai vẫn có kinh nguyệt.

  • Thai ngoài tử cung: Thai không phát triển trong buồng tử cung như bình thường mà lại ở một vị trí khác (ống dẫn trứng, cổ tử cung, ổ bụng…). Dấu hiệu nhận biết tình trạng này là xuất huyết âm đạo kéo dài, máu đỏ thẫm hoặc đen và bụng dưới có những cơn đau từ âm ỉ cho đến dữ dội, đau thắt đột ngột, đau vùng hố chậu…

  • Tụ dịch màng nuôi: Bị tụ máu ở khoảng không gian ở giữa nhau thai và tử cung, nếu các cục máu tăng kích thước sẽ khiến nguy cơ bị sảy thai tăng lên. Vì thế mẹ bầu phải cẩn thận nếu âm đạo chảy máu có màu đỏ tươi hoặc cục máu đông, dịch tiết bất thường, đau bụng âm ỉ, nhức mỏi xung quanh vùng thắt lưng…

2. Trường hợp mang thai sau tuần thứ 20 bị chảy máu âm đạo

Câu trả lời cho vấn đề sau khi có thai thì có kinh nguyệt không đã được các chuyên gia của chúng tôi giải đáp rõ ở phần nội dung trước. Bởi vậy, ở những chị em phụ nữ bị ra máu âm đạo sau tuần 20 của thai kỳ thì phải thận trọng trước các nguyên nhân sau đây:

  • Mắc bệnh phụ khoa: Viêm âm đạo do vi khuẩn, nhiễm nấm Candida, viêm cổ tử cung… có thể gây chảy máu âm đạo nếu mức độ viêm nhiễm nặng. Mẹ bầu bị viêm phụ khoa cũng ra nhiều khí hư và thay đổi bất thường, ngứa, đau rát quanh vùng kín, đi tiểu buốt, tiểu rắt, thậm chí là thấy nước tiểu đục kèm mùi hôi.

  • Nhau tiền đạo: Nhau thai bám vào phần dưới của cổ tử cung và tử cung khiến cho cổ tử cung bị che đi 1 phần hoặc toàn bộ, gây cản trở đường di chuyển của thai nhi khi mẹ chuyển dạ. Biểu hiện nhận biết là xuất huyết âm đạo (tùy mỗi người mà tự hết được hoặc tái phát sau vài ngày hay vài tuần), đau bụng do co thắt tử cung…

  • Nhau thai bong non: Nhau thai bị bong sớm (bong 1 phần hoặc bong hoàn toàn) trước thời điểm thai nhi sẵn sàng chào đời. Triệu chứng phổ biến thường là chảy máu âm đạo, co cứng tử cung, ngoài ra còn có đau đột ngột vùng bụng dưới, đau lưng, các cơn co thắt tử cung mạnh và kéo dài hơn, thai nhi giảm cử động…

  • Vỡ tử cung: Các lớp cơ ở tử cung gặp phải hiện tượng nứt hoặc bị rách một cách tự nhiên, mặc dù tương đối hiếm gặp nhưng mẹ bầu cũng không được chủ quan. Dấu hiệu tử cung bị vỡ trong quá trình mang thai gồm có: Âm đạo ra máu ít hoặc nhiều, đau nhói hạ vị, cơn co tử cung giảm hoặc mất đi, choáng nhẹ hoặc nặng…

  • Sinh non hoặc chuyển dạ: Âm đạo tiết chất nhầy và có lẫn máu, xảy ra khi tử cung co lại và cổ tử cung giãn ra nhằm giúp thai nhi di chuyển được xuống dưới. Nếu như xuất hiện trước tuần thứ 37 của thai kỳ thì đây là sinh non, còn sau thời điểm tuần 37 thì sẽ là một hiện tượng sinh lý bình thường cho thấy bạn đang chuyển dạ.

Tình trạng ra máu khi mang thai khi nào cần thăm khám?

Bác sĩ tư vấn online miễn phí mỗi ngày

Nếu có thai thì có kinh nguyệt không, như đã chia sẻ thì tình trạng này không thể xảy ra. Trường hợp bạn mang thai và thấy ra một ít máu trong vòng 1 - 2 ngày và không kèm theo vấn đề nào khác bất thường thì đây chỉ là máu báo thai, hoàn toàn khác với kinh nguyệt. Ngược lại, bạn nên chủ động theo dõi và nhanh chóng đi khám ở các cơ sở y tế uy tín để bác sĩ tiến hành kiểm tra, xử lý nếu rơi vào một trong những tình huống như sau:

  • Chảy máu từ âm đạo kéo dài, lượng nhiều khiến chị em phải sử dụng băng vệ sinh.

  • Âm đạu ra máu kèm theo bất thường ở khí hư, đau rát và ngứa âm hộ, âm đạo, mùi hôi tanh khó chịu tại vùng kín, đôi khi ra lẫn cả các cục máu đông.

  • Đau bụng, có thắt bụng với mức độ dữ dội, hoặc đau âm ỉ khó chịu thường xuyên.

  • Đau vùng hố chậu mà không rõ nguyên nhân.

  • Thai phụ bị choáng váng, hoa mắt chóng mặt, đau đầu, thậm chí bị ngất xỉu…

Như vậy, chúng ta kết luận được rằng kinh nguyệt sẽ không thể xuất hiện được trong quá trình chị em mang thai. Hiện tượng ra máu từ âm đạo do một nguyên nhân nào đó có thể khiến bạn bị nhầm tưởng rằng có thai vẫn có kinh nguyệt. Vì vậy nữ giới hãy có chế độ chăm sóc sức khỏe thai kỳ đúng cách, theo dõi những thay đổi của bản thân để kịp thời đi khám bác sĩ chuyên khoa nhằm bảo vệ tốt cho sức khỏe của chính mình và cả thai nhi.

Trên đây là lời giải đáp cho câu hỏi nếu có thai thì có kinh nguyệt không cùng một số thông tin chia sẻ khác từ đội ngũ bác sĩ Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh. Có thể khẳng định rằng theo đúng cơ chế sinh học thì khi nữ giới đã mang thai sẽ không có kinh nguyệt được. Chính vì vậy, trong những trường hợp bị chảy máu âm đạo bất thường trong thai kỳ chị em phải nhanh chóng đi khám để bác sĩ xác định nguyên nhân và kịp thời khắc phục, đảm bảo an toàn sức khỏe cả hai mẹ con. Mọi thắc mắc khác về chăm sóc sức khỏe thai kỳ, bạn đọc có thể liên hệ hotline 0366 655 466 để nhận sự hỗ trợ miễn phí từ chuyên gia sản phụ khoa.

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?

Uu dai kham chua benh
Zalochat
facebookchat