Đau bụng bên trái ngang rốn là bệnh gì

Lượt xem: 492

Đau bụng là tình trạng sức khoẻ thường gặp, tuỳ vào vị trí, đặc điểm của từng cơn đau sẽ giúp chẩn đoán được nguyên nhân đau bụng và cách khắc phục. Đặc biệt đau bụng bên trái ngang rốn có rất nhiều cơ quan quan trọng của cơ thể vì thế cần hết sức chú ý. Nếu cơn đau bụng đột ngột, kéo dài và càng tiến triển nặng thêm thì cần đến cơ sở y tế để kiểm tra kịp thời nếu không sẽ gây nguy hiểm đến người bệnh. Cùng tìm hiểu những thông tin liên quan đến đau bụng bên trái là bệnh gì trong bài viết đây để có thêm thông tin và xử lý vấn đề nhanh chóng.

Bị đau bụng trái là như thế nào?

Phần bụng là nơi chứa cơ quan nội tạng quan trọng và phức tạp của con người, dựa theo vị trí mà phần bụng được chia thành 4 phần bằng nhau tính từ rối là điểm trung tâm. Phần bụng bên trái bao gồm thận trái, niệu quản trái, đáy phổi trái, lá lách, ruột già, đuôi tuỵ, buồng trứng trái,...

Chính vì thế đau bụng bên trái là bệnh gì thì có thể là dấu hiệu cảnh báo các bệnh lý nguy hiểm liên quan đến bộ phận trên. Cơn đau bụng bên trái ngang rốn nếu kéo dài lâu thì đây là dấu hiệu của những bệnh lý nguy hiểm, không nên chủ quan, cần được chẩn đoán và điều trị sớm.

Triệu chứng đau bụng bên trái có thể kèm theo các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn, sốt, ớn lạnh, chán ăn, đi đại tiện ra máu. Ngoài ra những dấu hiệu của phân, nước tiểu, vàng da, khó thở, rét run khi đau bụng cũng được xác định là mắc bệnh có liên quan đến vùng bụng trái.

Đau bụng bên trái là bệnh gì - Nguyên nhân thường gặp

Đau bụng bên trái ngang rốn

Đau bụng bên trái là bệnh gì

Có nhiều nguyên nhân bệnh lý dẫn đến tình trạng đau bụng bên trái ngang rốn, cụ thể như:

1. Do bị viêm loét dạ dày - tá tràng

Viêm loét dạ dày - tá tràng là những tổn thương viêm nhiễm, lở loét ở niêm mạc dạ dày và phần đầu ruột non, căn bệnh này phổ biến ở độ tuổi 40-49 tuổi. Những người bị viêm loét dạ dày thường sẽ gặp những cơn đau bụng ở bên trái ngang rốn.

Ngoài những cơn đau bụng từ âm ỉ đến dữ dội thì người bệnh còn có những triệu chứng khác như buồn nôn, nôn, chán ăn, cơ thể mệt mỏi, chướng bụng, cảm giác nóng rát, sụt cân nhẹ, ợ chua. Đây là căn bệnh nguy hiểm cần được điều trị đúng cách nếu không bệnh để lâu sẽ biến chứng nguy hiểm, có thể biến chuyển sang ung thư dạ dày, đe dọa đến tính mạng.

2. Do bị viêm túi thừa đại tràng

Viêm túi thừa là tình trạng viêm nhiễm, nhiễm khuẩn của một hoặc nhiều ống tiêu hoá, người bệnh sẽ cảm thấy đau bụng bên trái ngang rốn và thêm các triệu chứng khác như buồn nôn, nôn, sốt và một số thói quen khi đi đại tiện.

Nhìn chung bệnh viêm túi thừa không mang lại quá nhiều nguy hiểm đến tính mạng nhưng dễ xảy ra ở người sau độ tuổi 40. Đối với trường hợp mắc bệnh nhẹ, bạn chỉ cần nghỉ ngơi hợp lý, ăn uống theo chế độ khoa học và có thể sử dụng một số loại thuốc kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ, nhưng với những trường hợp mắc bệnh nặng hơn thì cần đến sự can thiệp của các phương pháp ngoại khoa.

3. Do bị sỏi thận

Soi thận là một trong những căn bệnh về đường tiết niệu thường gặp, gây ra những cơn đau bụng bên trái ngang rốn, những cơn đau lưng có thể lan rộng xuống bên dưới bụng và bắp đùi. Sỏi thận càng để lâu sẽ gây tắc nghẽn đường tiểu, suy thận, nhiều trường hợp nặng có thể vỡ thận.

4. Do mắc hội chứng ruột kích thích

Đau bụng bên trái là bệnh gì, có thể là do mắc hội chứng ruột kích thích. Sau mỗi lần ăn, đi đại tiện người bệnh thường cảm thấy đau nhẹ, cơn đau tập trung nhiều ở bên phía bụng trái ngang rốn. Hội chứng ruột kích thích này thường là do sự nhu động ruột, nhiễm trùng đường ruột, hoặc do cơ thể dị ứng, không dung nạp với thức ăn.

Hội chứng ruột kích thích tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng rất dễ tái phát bệnh, để lâu không điều trị dứt điểm, sẽ ảnh hưởng đến tinh thần, công việc, chất lượng cuộc sống của người bệnh.

5. Do phình động mạch chủ bụng

Đau bụng bên trái là bệnh gì có thể nguyên nhân do phình động mạch chủ bụng, đây là tình trạng động mạch chủ ở bụng có đường kính ngang lớn hơn 3cm hoặc lớn hơn 50% so với đường kính ban đầu. Thông thường người bệnh sẽ không có bất kỳ triệu chứng gì đặc biệt cho đến khi chúng vỡ ra.

Bệnh thường phổ biến ở nam giới trên 50 tuổi, người thường xuyên hút thuốc, tiền sử huyết áp cao, mắc các bệnh về tim mạch. Khi đau bụng bên trái ngang rốn mọi người cần hết sức lưu ý nếu nguyên nhân là do phình động mạch chủ bụng. Bởi biến chứng nguy hiểm nhất mà bệnh có thể gây ra là vỡ mạch, đau tức ngực, da xanh xao, tụt huyết áp nhanh, thậm chí đe dọa đến mạng sống.

Đau bụng bên trái trên rốn

Đau bụng bên trái trên rốn

Vùng bụng phía trên tính từ rốn lên đến phần xương ức, bao gồm các bộ phận thận trái hay dạ dày, nên nếu bạn cảm thấy đau bụng bên trái trên rốn thì có thể những bộ phận này đang gặp vấn đề.

1. Do lá lách

Lá lách nằm ở vùng bụng trái trên rốn, dưới xương sườn cuối cùng bên trái với chức năng lọc máu, dự trữ tiểu cầu và tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể,...So với các bộ phận nội tạng khác thì lá lách là cơ quan ít biết đến do ít gặp các bệnh lý liên quan đến cơ quan này. Tuy nhiên nếu bạn cảm thấy đau bụng bên trái, phía trên rốn thì không ngoại trừ khả năng lá lách của bạn đang bị tổn thương.

2. Phì đại lách

Phì đại lách thường gặp ở trong các bệnh lý như ung thư hạch, nhiễm trùng tuyến bạch cầu, bệnh bạch cầu,...Triệu chứng của bệnh phì đại lách xuất hiện những cơn đau xảy ra theo đợt và ngày càng nặng dần. Đặc biệt nếu người bệnh bị nhiễm trùng lách, thì sẽ còn cảm thấy đau họng từng cơn, sốt nhẹ, cơ thể mệt mỏi,...

3. Do gặp các vấn đề về ruột

Vùng bụng có chứa ruột nên những cơn đau bụng có thể do những bất thường ở ruột gây ra, cụ thể:

  • Do khó tiêu: Nhiều người có chế độ ăn uống ít chất xơ, sẽ khiến đau vùng bụng trên, kèm theo đó là tình trạng trào ngược dạ dày, ợ nóng, những biểu hiện này thường xuất hiện sau khi ăn.

  • Do bị viêm loét dạ dày: Những cơn đau bụng ở giữa bụng và dưới xương sườn thường là do bị viêm loét dạ dày, tuy nhiên cũng có khi những cơn đau này xuất hiện ở phần bụng bên trái ngang trên rốn. Những cơn đau sẽ càng nghiêm trọng hơn sau bữa ăn tối hoặc trước khi đi ngủ, người bệnh có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ sử dụng thuốc kháng acid để khắc phục tình trạng.

  • Do bị viêm ruột thừa: Đây là bệnh lý cấp tính nguy hiểm, người bệnh sẽ cảm thấy đau dữ dội ở vùng bụng dưới hoặc đôi khi ở vùng bụng trên, đi kèm là rối loạn đại tiện và bị sốt.

  • Do bị viêm dạ dày ruột: Người bị viêm dạ dày ruột không chỉ cảm thấy đau bụng ở bên trái ngang rốn mà có thể ở toàn bụng, kèm theo cảm giác khó chịu cồn cào, tiêu chảy, nôn ói,...

  • Do bị sỏi thận: Người bị sỏi thận sẽ cảm giác phần lưng bỗng đau nhói, gặp khó khăn trong việc di chuyển, vận động do cơn đau di chuyển sang bên trái. Ngoài ra người bị sỏi thận còn thấy xuất hiện những triệu chứng khác như sốt, đi tiểu ra máu.

Đau bụng bên trái dưới rốn

Đau bụng bên trái dưới rốn

Vị trí ở bên trái phía dưới bụng bao gồm cơ quan tiêu hoá, hệ bài tiết, đều là những cơ quan quan trọng thiết yếu của cơ thể. Đau bụng bên trái là bệnh gì thì một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này đó có thể là do rối loạn tiêu hoá, tiêu chảy. Tuy nhiên vấn đề này không phải bệnh lý và không quá nguy hiểm, có thể điều trị dễ dàng. Để phân biệt với các bệnh lý khác người bệnh cần chú ý đến những biểu hiện khác như đi tiểu nhiều lần, đi vệ sinh đau buốt có lẫn máu.

1. Bị đau bụng bên trái do mắc bệnh về tiêu hoá

Đau bụng bên trái phía dưới thì có khả năng người bệnh đã mắc chứng viêm túi thừa cấp - tình trạng viêm nhiễm các túi nằm ngoài thành ruột kết. Thông thường những cơn đau bụng này sẽ kèm theo nhiều triệu chứng khác như táo bón, buồn nôn, nôn mửa, sốt,...

Những bệnh về hệ tiêu hoá khác đều có thể gây ra những cơn đau bụng bên trái đột ngột như viêm ruột già, táo bón, viêm đường ruột, thoát vị bẹn nghẹt,...

2. Bị đau bụng trái do mắc bệnh về hệ sinh sản

Đau bụng bên trái nữ thì đây có thể là dấu hiệu liên quan đến các vấn đề sinh sản như: mang thai ngoài tử cung, sảy thai, u nang buồng trứng, u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung,...

Còn đối với nam giới, bị đau bụng bên trái là bệnh gì thì đây cũng là những dấu hiệu cho thấy người bệnh đang gặp các vấn đề nghiêm trọng liên quan đến khả năng sinh sản như viêm tuyến tiền liệt, xoắn tinh hoàn, viêm túi tinh,...Những bệnh lý này nếu không điều trị kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sinh sản nam giới, có thể gây vô sinh, hiếm muộn.

3. Đau bụng bên trái là bệnh gì - liên quan đến hệ bài tiết

Khi bị đau bụng bên trái nữ thì có thể là triệu chứng của bệnh sỏi tiết niệu - là hiện tượng sỏi kết lại ở thận và ống niệu. Ngoài biểu hiện cụ thể là những cơn đau bụng bên trái phía dưới thì còn có những biểu hiện khác như đi tiểu ra máu, buồn nôn, nôn,...

4. Một số nguyên nhân khác khiến bị đau bụng bên trái

Bên cạnh những nguyên nhân khiến bị đau bụng dưới bên trai kể trên thì ở đau bụng bên trái có thể do có vết bầm hoặc khối máu tụ ở bên trong thành bụng sẽ dẫn đến những cơn đau bụng đột ngột.

Cách giảm bớt cơn đau bụng bên trái tại nhà

Khi bị đau bụng bên trái nhẹ, bạn có thể áp dụng một số cách dưới đây để giảm bớt cơn đau, khó chịu:

  • Uống nước ấm gừng tươi sẽ giúp bạn thoải mái hơn, ấm bụng, giảm đau và lưu thông máu tốt hơn.

  • Nước ấm mật ong: Hoặc bạn có thể pha nước ấm mật ong để làm giảm cơn đau bụng tức thì.

  • Pha nước ấm gồm có lá bạc hà, gừng và tỏi: Cả ba vị này đều là dược liệu có tính ấm có thể làm ấm bụng và cải thiện tình trạng đau bụng. Mọi người xay nhuyễn hỗn hợp và uống 2 lần/ ngày.

  • Sử dụng lá ổi: Lấp một ít búp ổi non sao nóng và sắc với gừng nướng khoảng 15 phút, uống mỗi ngày để cải thiện tình trạng đau bụng trái.

Tuy nhiên nếu cơn đau bụng dữ dội và ngày càng tăng lên, không rõ nguyên nhân do đâu thì mọi người nên đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám và điều trị kịp thời, tuyệt đối không được để kéo dài quá lâu hoặc tự ý sử dụng thuốc mà chưa có chỉ dẫn cụ thể của bác sĩ.

Cách phòng tránh đau bụng bên trái ngang rốn

Bác sĩ tư vấn online miễn phí mỗi ngày

Chế độ ăn uống

Để hạn chế những cơn đau bụng bên trái ngang rốn và đảm bảo sức khoẻ thì mọi người nên chú ý đến chế độ ăn uống khoa học, hợp lý, cụ thể:

  • Không sử dụng bia rượu, chất có cồn, chất kích thích , đồ ăn nóng, dầu mỡ

  • Bổ sung nhiều thực phẩm giàu chất xơ, khoáng chất, vitamin chứa nhiều trong rau xanh, quả tươi, thực phẩm tươi.

  • Ăn uống phân bổ đầy đủ chất dinh dưỡng, không nên chỉ ăn quá nhiều chất, hạn chế đồ ăn nhanh, đồ ăn chưa chế biến kỹ, không ăn đồ chế biến đóng hộp.

  • Nên chú ý ăn chậm, nhai kỹ, hạn chế thực phẩm khó tiêu để tránh gây áp lực lên dạ dày và cơ quan tiêu hoá.

  • Uống đủ nước mỗi ngày để cơ thể có thể hoạt động tốt.

Chế độ sinh hoạt

Bên cạnh chú ý chế độ ăn uống hợp lý thì chế độ sinh hoạt, luyện tập thể dục thể thao điều độ cũng là các hạn chế tình trạng đau bụng bên trái.

  • Hạn chế làm việc quá sức, hạn chế thức khuya

  • Tránh tâm lý căng thẳng, mệt mỏi, hạn chế nghĩ nhiều

  • Tập thể dục thường xuyên, khoảng 5 buổi/ tuần để tăng sức đề kháng, tốt cho cơ thể

  • Không nên bỏ bữa, ăn vào khung giờ cố định, ăn chậm.

Nếu cơn đau bụng kéo dài mà không rõ nguyên nhân thì người bệnh không nên chủ quan hay tự ý uống thuốc giảm đau, mà cần tìm đến sự trợ giúp của bác sĩ khi có những dấu hiệu sau: cơn đau ngày càng nặng thêm, nôn liên tục, có thể ho ra máu, sốt lạnh, đổ mồ hôi, choáng váng, ngất xỉu, sụt cân không rõ lý do.

Đau bụng bên trái là bệnh gì, để chẩn đoán chính xác bệnh cần dựa trên tiền sử bệnh lý, siêu âm, xét nghiệm, chẩn đoán cận lâm sàng,...Đau bụng là tình trạng thường gặp nhưng nếu chủ quan sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường.

Kiến thức y khoa nên tìm hiểu?

  • Phụ nữ đến tháng nên ăn gì Phụ nữ đến tháng nên ăn gì
    Kỳ kinh nguyệt mang đến sự khó chịu, chán ăn, đau mỏi, do đó lượt tìm kiếm thông tin phụ nữ đến tháng nên ăn gì rất nhiều. Chúng tôi đã tổng hợp được những loại thực phẩm phù hợp cho n
    Xem chi tiết
  • 8 dấu hiệu nên tháo vòng kinh tránh thai 8 dấu hiệu nên tháo vòng kinh tránh thai
    Nếu chị em đang sử dụng vòng tránh thai nên chú ý đến những dấu hiệu nên tháo vòng tránh thai để thực hiện sớm, phòng tránh, hạn chế những nguy cơ ảnh hưởng biến chứng đến sức khỏe sau này...
    Xem chi tiết
  • Tới tháng nên ăn gì? Uống gì tốt cho sức khỏe Tới tháng nên ăn gì? Uống gì tốt cho sức khỏe
    Tới tháng nên uống gì, ngày đèn đỏ nên ăn gì là những thắc mắc của rất nhiều chị em nữ giới vào những ngày “rụng dâu” mệt mỏi. Trên thực tế, ăn gì hay uống gì vào những ngày hành kinh c...
    Xem chi tiết
  • Quan hệ lần đầu có mang thai không Quan hệ lần đầu có mang thai không
    Quan hệ lần đầu có mang thai không là nỗi lo lắng của rất nhiều cặp đôi ở lần đầu tiên làm “chuyện ấy”. Có thể nói rằng đây là một trải nghiệm đáng nhớ của các bạn gái, tuy nhiên vì ...
    Xem chi tiết
  • Hình ảnh tinh trùng bình thường Hình ảnh tinh trùng bình thường
    Hình ảnh tinh trùng bình thường ra sao, khi nào có dấu hiệu bất thường là vấn đề băn khoăn của không ít đấng mày râu hiện nay. Tinh trùng bình thường, khỏe mạnh sẽ đóng vai trò vô cùng quan t...
    Xem chi tiết
  • Quay tay có ảnh hưởng đến trí nhớ không Quay tay có ảnh hưởng đến trí nhớ không
    Quay tay là hành động giúp cơ thể đạt cực khoái nhằm giải phóng nhu cầu, giảm căng thẳng, cải thiện tâm trạng, đó là nhìn từ góc độ tích cực. Còn những trường hợp quay tay quá nhiều thì gây ...
    Xem chi tiết
Uu dai kham chua benh
Zalochat
facebookchat